Cây Hoa Trúc Đào - canhquanbabylon.vn

0989.068.668

Cây Hoa Trúc Đào

0

Danh mục: Từ khóa:

Mô tả

Tên gọi khác cây hoa trúc đào: giáp trúc đào
Tên khoa học: Nerium oleander
Họ: Apocynaceae (La bố ma)
Xuất xứ: là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Morocco và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á. 

Đặc điểm Cây hoa trúc đào

Trúc đào có dạng cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh.
Chú ý: Cây trúc đào có phần lá, vỏ, rễ, hoa và hạt giống đều có chứa chất độc với độc tính cao, con người và động vật ăn phải có thể bị tử vong. Lá và vỏ thân cây có thể dùng làm thuốc trợ tim, do có độc nên khi dùng phải hết sức cẩn thận.
 
Xem thêm:
 
Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô. Cây có chiều cao trung bình từ 2–6 m, với các cành mọc gần như thẳng.
Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dày và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5–21 cm và rộng 1-3,5 cm, các mép lá nhẵn.
 
Hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành. Màu trắng, vàng hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,5–5 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì hoa trúc đào có hương thơm.
 
Hoa trúc đào mọc thành chùm trên đỉnh, tràng hoa có hình chiếc phễu. Hoa có nhiều màu sắc như màu đỏ đào, trắng, hồng phấn hoặc màu vàng. Dường như quanh năm đều nở hoa, nhiều nhất là vào mùa hè và mùa thu. Quả thường ra vào mùa đông và mùa xuân.
 
Quả là loại quả nang dài nhưng hẹp. Kích thước dài 5–23 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.

Cách trồng và chăm sóc cây trúc đào

Trúc đào phát triển tốt trong các khu vực cận nhiệt đới ấm áp. Chúng được sử dụng rộng rãi như là một loại cây cảnh trong các cảnh quan như công viên, dọc theo ven đường. Cây trúc đào chịu khô hạn khá tốt và chịu được các trận sương giá không thường xuyên tới -10 °C. Hoa trúc đào sặc sỡ và có hương thơm và nó được trồng vì lý do này. Trên 400 giống đã được đặt tên, với một vài màu hoa bổ sung mà không thể thấy ở các giống cây hoang dã đã được chọn lọc, bao gồm các màu đỏ, tía và cam; trong đó màu trắng và các loại màu hồng là phổ biến nhất. Nhiều giống có hoa kép.
 
Nước chiết từ lá trúc đào được sử dụng để điều trị sung huyết, cũng như được sử dụng cục bộ để điều trị các rối loạn da. Lá trúc đào chứa hoạt chất chính là glycosid tim, có đến 17 glycosid tim khác nhau. hàm lượng glycosid tim toàn phần trong lá là 0,5%. Đáng chú ý là các glycosid: oleandrin, deacetyloleandrin, neriantin, adynerin.
 
Lưu ý là toàn bộ các bộ phận của cây trúc đào đều chứa nhiều chất độc. Vì vậy việc điều trị phải theo đơn và sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
cay-truc-dao
Cây hoa trúc đào có hoa đẹp, thường được trồng nhiều trong cảnh quan đường phố

Độc tính cây trúc đào

Có trong phần lá, vỏ, rễ, hoa và hạt giống đều có chứa chất độc với độc tính cao. Con người và động vật ăn phải có thể bị tử vong. Lá và vỏ thân cây có thể dùng làm thuốc trợ tim. Do có độc nên khi dùng phải hết sức cẩn thận.
 
Nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao. Nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong. Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicosid tim mạch. Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này. Nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn (Inchem, 2005).
Vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc. Bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Theo Toxic Exposure Surveillance System (TESS) năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc tại Hoa Kỳ có liên quan tới trúc đào (Watson 2003). Ở nhiều động vật, khoảng 0,5 mg/kg thể trọng đã gây tử vong (Inchem 2005). Tất cả các động vật đều có thể chịu các phản ứng có hại hay tử vong từ loài này. Người ta cũng biết rằng trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn rất nguy hiểm cho các động vật như cừu, ngựa, bò,… Với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành (Knight 1999).

Triệu chứng ngộ độc

Ăn phải trúc đào có thể gây ra các triệu chứng đối với cả đường ruột và tim mạch. Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, các tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn hay không lẫn máu, và đặc biệt ở ngựa là đau bụng (Inchem 2005). Các triệu chứng đường tim mạch bao gồm loạn nhịp tim. Đôi khi với đặc trưng là đầu tiên nhịp nhanh sau đó chậm dưới mức bình thường. Tim có thể đập thất thường và không có dấu hiệp của nhịp cụ thể. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhợt nhạt da và lạnh do tuần hoàn máu kém hay không ổn định. Các tác động do ngộ độc loài cây này cũng có thể tác động tới hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng này có thể bao gồm thờ thẫn, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến ngập máu, xẹp và thậm chí là hôn mê và có thể dẫn tới tử vong. Nhựa trúc đào có thể gây tấy rát da, sưng, tấy rát mắt nghiêm trọng và các phản ứng dị ứng đặc trưng của viêm da (Goetz 1998).

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Công ty CPPT Cảnh Quan Babylon
Địa chỉ: Số 9, ngõ 238 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0989.068.668 – 0899.909.119
Email: info@canhquanbabylon.vn

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Hoa Trúc Đào”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.